Cừ tràm – Sứ mệnh lá chắn xanh ngăn sóng dữ

cu tram lam hang rao chan song

Tại sao nói nói cừ tràm có sứ mệnh chắn xanh ngăn sóng dữ

Hiện nay biến đổi khí hậu đi kèm nước biển dâng đang là vấn đề gây đau đầu trong cả nước nói chung. Và khu vực đồng bằng sông Cửu Long nói riêng. Điều này khiến những cơn sóng biển trở nên hung dữ hơn. Sức mạnh tàn phá khủng khiếp hơn và thực sự nó đã khiến nhiều con đê biển tại khu vực này bị đánh vỡ tan tành. Vậy làm sao để hạn chế được sự hung dữ của các con sóng. Làm sao để giữ được tuyến đê biển trị giá hàng tỉ đồng với chức năng vô cùng to lớn. Hãy cùng Đại Nam đi tìm câu trả lời nhé!

Câu trả lời nằm ở cây cừ tràm, một loại cây vô cùng phổ biến ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Hàng rào chắn sóng bằng cừ tràm chính là khắc tinh khiến cho sức phá hủy của những cơn sóng biển giảm đi đáng kể. Đóng góp rất lớn vào lợi ích kinh tế cũng như môi trường tại khu vực mà nó được dựng lên.

Thiệt hại nặng nề khi đê vỡ

Những con đê làm bằng bê tông cốt thép không ngờ lại mong manh. Dễ bị đánh bại bởi những cơn sóng dữ nếu như không có rừng che chở phía trước. Khi đó sóng đánh thẳng vào chân đê kéo đất theo ra biển. Cứ thế qua nhiều ngày cả con đê trị giá hàng tỉ đồng bị kéo tuột ra biển. Và những cây cừ tràm cũng không ngờ rằng mình có sứ mệnh để ngăn chặn điều đó xảy ra.

Khi những con đê biển bị đánh bại cũng là lúc nước biển tràn vào khu vực trồng trọt chăn nuôi của người dân. Lúa chết cho dù có cải tạo đất đến đâu đi chăng nữa. Cây ăn quả, hoa màu cũng không thể sống nổi với đất nhiễm mặn. Tình trạng xâm nhập mặn gây thiệt đơn thiệt kép. Khiến cho cả một khu vực lớn không làm ăn phát triển được gì cả.

Nhận thấy tầm quan trọng cực kì to lớn của các con đê biển. Các nhà chức trách cùng với sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế đã cho tiến hành xây lại những công trình này. Tuy nhiên nếu không có rừng bảo vệ với chi phí 30 tỷ đồng cho mỗi km đê biển vẫn bị cuốn trôi như thường. Vì thế phương pháp đắp đê bằng cách sử dụng đất tại chỗ đã không còn hiệu quả nếu không có rừng và cọc cừ tràm che chắn.

Tác dụng của hàng rào chắn sóng bằng cừ tràm

Cừ tràm từ xưa đến nay đã là một cây trồng quá quen thuộc với người dân khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Nó được biết đến nhiều với khả năng gia cố nền đất yếu trong lĩnh vực xây dựng. Khi có thể tồn tại hơn 50 năm trong môi trường nước và không bị mối mọt hay gì cả. Cây cừ tràm nhỏ bé nhưng lại vô cùng kiên cường. Một khi đã được cắm xuống đất với độ sâu vừa đủ nó sẽ là một thứ vật cản vô cùng chai lì đối với những cơn sóng dữ.

Những cơn sóng với sức phá hủy lớn đến bao nhiêu đi chăng nữa. Khi gặp những hàng rào cừ tràm được bố trí trước mặt đê. Sóng biển sẽ bị hao tổn đi nhiều và giúp cho những con đê biển không dễ dàng bị đánh bại như trước nữa. Thường sẽ có 2 hàng rào làm bằng loại cây này được dựng lên.

hang rao chan cu tram
Hình ảnh hàng rào chắn sóng bằng cừ tràm

Hàng rào bằng cừ tràm đầu tiên đón những cơn sóng dữ sẽ cách bờ biển khoảng 60-70 m. Với tác dụng làm giảm tác động của sóng khi đánh vào bờ. Tiếp theo cách bờ biển khoảng 30m thì tiến hành dựng hành rào thứ 2. Để giữ lại bùn được bồi lắng trong mùa mưa và không bị cuốn trôi ra biển vào mùa khô.

Không chỉ đê biển được che chở hàng rào chắn sóng bằng cừ tràm. Còn tạo điều kiện để trồng rừng ngập mặn. Nếu có rừng ngập mặn thì nó không chỉ dừng lại trong việc chắn sóng. Mà còn tạo ra môi trường sinh thái phát triển kinh tế của người dân. Tức là những cây còn non yếu sẽ không phải đối mặt với sóng dữ. Và cuốn ra biển như trước nữa mà có thời gian để lớn lên và phát triển.

Kỹ thuật xây dựng hàng rào cừ tràm

Như đã đề cập ở trên sẽ có 2 hàng rào chắn sóng bằng cừ tràm được dựng lên. Hàng rào với chức năng chắn sóng đặt xa bờ sẽ gồm 2 lớp cừ tràm cách nhau 1,5m. Và ở giữa thì thả các cành cây để cản lực của các cơn sóng. Hàng rào còn lại cũng sẽ có 2 lớp tương tự như vậy. Nhưng phía ngoài biển sẽ bố trí một lớp cước lưới để lọc bùn cát. Còn khu vực phía trong sẽ bố trí tấm cót tre để giữ bùn ở lại đảm bảo cho việc trồng rừng ngập mặn.

Chi phí để xây dựng hàng rào chắn sóng bằng cừ tràm rơi vào khoảng 400 triệu đồng cho 1km. Con số này thấp hơn rất nhiều nếu nó giúp cho con để biển trị giá 30tỷ/km an toàn không bị sóng cuốn đi. Nếu chọn tre hay cọc bê tông làm hàng rào thì chi phí sẽ lên đến hàng tỷ đồng và hiệu quả không cao như cây cừ tràm.

Trong tương lai tình hình xâm nhập mặn và nước biển dâng sẽ còn diễn biến phức tạp. Những con sóng sẽ ngày càng hung dữ và tàn bạo hơn. Vì vậy việc nhân rộng mô hình hàng rào chắn sóng bằng cừ tràm có ý nghĩa thiết thực tạo sự đột phá trong việc bảo vệ đê biển cũng như tạo điều kiện cho rừng ngập mặn sinh sôi, phát triển.