Cho đến nay các nghiên cứu về gỗ tràm và sử dụng gỗ tràm chưa được quan tâm nhiều. Có thể do tiềm năng nguyên liệu gỗ tràm cho sản xuất công nghiệm còn nhiều hạn chế như: sản lượng khai thác hàng năm. Chất lượng nguyên liệu gỗ thấp hơn so với các loài cây khác như keo, thông, bạch đàn. Tuy nhiên các nhiên kết quả nghiên cứu đã đạt được về gỗ tràm và sử dụng gỗ tràm. Đã phần nào rất hữu ích cho việc định hướng sử dụng nguồn nguyên liệu tiềm năng này.
Mục lục nội dung
Tóm tắt
Cây tràm là loài cây được dùng để trồng rừng chủ lực trên vùng đất phèn các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long. Với một nguồn nguyên liệu gỗ cừ tràm dồi dào: trữ lượng gỗ cừ tràm ở độ tuổi từ 1-5 năm. Ước tính đạt gần 13 triệu m3. Trên tổng diện tích 132.262(ha) rừng trồng sản xuất. Do những ứng dụng gỗ cừ tràm trong đời sống khá cao nên chu kỳ kinh doanh rừng trồng hiện nay quá ngắn. Vì vậy gỗ tràm không còn tốt như lúc trước.
Các nghiên cứu về tính chất và cách sử dụng gỗ tràm cho thấy gỗ tràm tương đương các loại gỗ keo và bạch đàn. Gỗ tràm có khối lượng thể tích ở độ ẩm 12% là 610kg/m3. Độ bền uốn tĩnh của gỗ tràm đạt 100,8Mpa. Độ bền nén dọc 465Mpa. Độ PH của gỗ tràm dao động từ 6.0-6.5. Cường độ bám dính với keo PVAc đạt 6.7 Mpa.
Ván dăm từ hỗn hợp gỗ tràm và gỗ keo lai có tính chất vật lý và cơ học đạt được cao hơn so với yêu cầu của ván dăm không chịu tải làm việc trong điều kiện ẩm (theo TCVN-P3). Gỗ tràm có thể sử dụng làm nguyên liệu sản xuất bột giấy, ván sợi, ván dăm và than chất lượng cao cho xuất khẩu. Để nâng cao giá trị rừng tràm, sản phẩm gỗ tràm cần được sử dụng cho sản xuất gỗ xẻ. Muốn vậy phải áp dụng các biện pháp lâm sinh.
Đặt vấn đề
Cây tràm lấy gỗ hay còn gọi là tràm cừ bởi gỗ tràm cho đến nay. Chủ yếu vẫn được sử dụng làm cọc gỗ để gia cố nền móng, bờ kè, ven sông, hồ… Cũng bởi thị trường tiêu thụ gỗ tràm hiện nay không rộng kèm them các biến động về cân đối cung và cầu. Đã ảnh hưởng trực tiếp tới giá thu mua gỗ tràm và gây biến động cho đầu tư phát triển rừng tràm.
Những năm 2000-2005 diện tích rừng tràm tăng nhanh trên toàn vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. Đến năm 2006 giá thu mua gỗ tràm giảm mạnh. Nhu cầu tiêu thụ trên toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long. Nhu cầu tiêu thụ cừ không tăng trong khi sản lượng khai thác tràm của các hộ dân rất khó kiểm soát. Dẫn tới “cung” lớn hơn “cầu” càng làm giảm giá thu mua gỗ tràm. Nhiều hộ dân để đảm bảo cuộc sống trước mắt đã phá bỏ rừng tràm chuyển sang canh tác nông nghiệp. Diện tích rừng tràm vì thế ngày càng giảm.
Để góp phần duy trì và phát triển rừng tràm vùng Đồng Bằng Sông Cưu Long. Đã có một số công trình nghiên cứu về gỗ tràm và công nghệ gia công. Chế biến nhằm đa dạng hóa các sản phẩm công nghiệp từ gỗ tràm. Từ đó nâng cao giá trị kinh tế cho gỗ tràm.
Bài viết này giới thiệu tổng quan kết quả nghiên cứu về gỗ tràm và cách sử dụng gỗ tràm. Nhằm cung cấp thông tin khoa học mang tính định hướng cho sản xuất trong đầu tư phát triển bền vững rừng tràm. Chế biến gỗ tràm vùng đồng bằng Sông Cửu Long và những nghiên cứu tiếp theo về sử dụng gỗ tràm làm nguyên liệu chế biến.
Gỗ cừ tràm và tiềm năng nguồn nguyên liệu vùng đồng Bằng Sông Cửu Long
Rừng tràm vùng đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu ở 6 tỉnh. Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang, An Giang, Kiên Giang và Cà Mau. Tổng diện tích rừng tính đến năm 2006 khoảng 176.295 ha. Trong đó rừng sản xuất chiếm 75%, rừng phòng hộ chiến 15%, rừng đặc dụng chiếm 10%. Phân theo chủ sở hữu, các hộ quản lý khoảng 82.000 ha chiếm 47% (chủ yếu là rừng trồng). Diện tích còn lại do các cơ quan Nhà nước quản lý: các vườn quốc gia, lâm trường, các công ty lâm nghiệp.
Diện tích rừng tràm tăng nhanh từ năm 2000 đến năm 2005. Thời điểm này giá cừ tràm cao đã là động lực khuyến khích các hộ dân đầu tư trồng tràm. Đồng thời các chương trình hỗ trợ trồng rừng trong nước và quốc tế đã góp phần tăng nhanh diện tích rừng tràm trên toàn vùng đồng bằng Sông Cửu Long. Từ năm 2006 đến 2010 diện tích rừng tràm có xu hướng ngày càng bị thu hẹp do giá thu mua cừ tràm giảm mạnh.
Thực tế cho thấy giá trị kinh tế của gỗ cừ tràm là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến thu hút đầu tư trồng rừng tràm. Vì thế để duy trì diện dích rừng tràm. Không thể không nghiên cứu mở rộng khả năng sử dụng gỗ tràm nhằm tăng nhu cầu tiêu thụ và nâng cao giá trị sử dụng gỗ tràm và đảm bảo thu nhập ngày càng tăng cho người dân.
Nghiên cứu về cấu tạo gỗ
Cấu tạo thô đại: Gỗ cừ tràm có vòng năm rõ ràng; giác lõi phân biệt; gỗ có màu xám nhạt; lõi màu hồng xám; mặt gỗ mịn; mạch đơn phân tán, sắp xếp thành hàng lệch theo hình dấu “>”. Số lượng mạch 7/mm2. Gỗ tràm thuộc nhóm gỗ có số lượng mạch trung bình; tia gỗ nhỏ, khó thấy bằng kính lúp X10. Thớ gỗ thẳng, không có vân thớ đặc biệt.
Cấu tạo hiển vi: Mô mềm dọc, phân tán, số lượng ít. Đường kính trung bình lỗ mạch là 135 µm. Thuộc nhóm gỗ có lỗ mạch nhỏ; trong ống mạch có chứa chất màu hồng. Lỗ thông ngang giữa các mạch hình khe nhỏ. Nhỏ hơn lỗ thông ngang giữa mạch và tia. Tia gỗ nhỏ, dị hình gồm 1 hàng tế bào, thường thì ở 2 đầu có tế bào dài. Tia cao trung bình 177 µm; rộng 14 µm. Thuộc nhóm gỗ có tia nhỏ và hẹp; số lượng tia trung bình 14/mm, thuộc nhóm gỗ có số lượng tia nhiều.
Sợi gỗ dạng quản bào, dài trung bình 1062 µm; thuộc nhóm gỗ có sợi dài trung bình. Đường kính sợi trung bình 22,4 µm; đường kính khoang sợi trung bình10,8 µm, thuộc nhóm gỗ có sợi hẹp và mỏng.
Nghiên cứu về một số tính chất vật lí, cơ học và tính chất công nghệ của gỗ tràm
Để đánh giá khả năng sử dụng gỗ tràm làm nguyên liệu cho chế biến công nghiệp. Một trong các cách dễ nhận biết nhất là so sánh các đặc điểm công nghệ của nguyên liệu gỗ tràm với một số loại gỗ rừng trồng khác đang được sử dụng phổ biến hiện nay.
Kết quả kiểm tra tính chất cơ học cho thấy gỗ cừ tràm tương đương với một số loại gỗ khác như keo và bạch đàn. Nếu chỉ xét trên yêu cầu độ bền cơ học. Bỏ qua các đặc điểm hình học (đường kính gỗ bé, không thẳng v.v..). Gỗ tràm có thể sử dụng làm nguyên liệu đóng đồ mộc như các loại gỗ keo và bạch đàn. Tuy nhiên hệ số co rút thể tích của gỗ tràm cao hơn các loại gỗ khác. Điều này cảnh báo mức độ khó khăn trong quá trình xẻ-sấy, chế biến gỗ tràm.
Với thành phần hóa học và cấu tạo sợi như trên. Gỗ tràm hoàn toàn đáp ứng các yêu cầu nguyên liệu sản xuất bột giấy. So với các loại nguyên liệu đang được dùng phổ biến hiện nay như gỗ keo. Gỗ bạch đàn thì năng suất bột giấy từ nguyên liệu gỗ tràm có thấp hơn, nhưng độ tẩy trắng lại cao hơn.
>> Xem thêm: Gỗ bạch đàn được sử dụng như thế nào trong ngành xây dựng ? <<
Định hướng nghiên cứu, sử dụng gỗ cừ tràm
Để mức tiêu thụ gỗ tràm cao và ổn định. Gỗ cừ tràm cần được nghiên cứu sử dụng như một loại nguyên liệu cho chế biến công nghiệp.
Nghiên cứu các giải pháp về lâm sinh, giống. Nhằm nâng cao chất lượng gỗ đáp ứng yêu cầu nguyên liệu gỗ cho chế biến công nghiệp.
Nghiên cứu chế biến sử dụng gỗ tràm sản xuất ván dăm, ván sợi, tan gỗ chất lượng cao.
Nghiên cứu sử dụng gỗ tràm sản xuất gỗ ghép khối, ván ghép thanh. Đáp ứng nhu cầu nguyên liệu gỗ xẻ cho xây dựng và sản xuất đồ mộc vùng ĐBSCL.
Kết luận
Rừng tràm giữ vai trò quan trọng trong hệ sinh thái ngập nước vùng ĐBSCL. Duy trì và phát triển rừng tràm có ý nghĩa lớn trong việc bảo tồn hệ sinh thái đặc biệt và bảo vệ môi trường trong vùng. Để nâng cao giá trị kinh tế cho cây tràm, tạo động lực để duy trì và phát triển rừng tràm. Các kết quả nghiên cứu bước đầu đầu đã khẳng định gỗ tràm có tiềm năng sử dụng làm nguyên liệu cho chế biến ở quy mô công nghiệp. Sử dụng gỗ cừ tràm làm nguyên liệu tạo dăm gỗ cung cấp cho sản xuất ván dăm, ván MDF. Viên nhiên liệu sẽ tạo ra thị trường tiêu thụ gỗ tràm ở mức cao, ổn định nguồn tiêu thụ.
Để đạt mục tiêu sử dụng tổng hợp gỗ tràm, đa dạng hóa các sản phẩm từ gỗ tràm và nâng cao giá trị sử dụng. Giá thu mua gỗ tràm cần tiếp tục hướng nghiên cứu sử dụng gỗ tràm làm ván ghép khối tạo ra nguyên liệu cho sản xuất đồ mộc. Gỗ tràm có các tính chất vật lí và cơ học phù hợp với các điều kiện nguyên liệu gỗ làm đồ mộc. Để đáp ứng yêu cầu gỗ nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến. Cần nghiên cứu và áp dụng các biện pháp lâm sinh và thâm canh thích hợp nhằm nâng cao chất lượng nguyên liệu gỗ tràm.
Hy vọng qua bài viết này của Cừ Tràn Đại Nam phần nào giúp ích cho bạn hiểu thêm về gỗ tràm các tính chất của loại gỗ này. Chúc thành công!