Cọc cừ tràm thường được sử dụng để gia cố cho những vị trí nền đất yếu. Những công trình dân dụng, nhà ở. Trong các công trình thủy lợi cọc tràm kết hợp với phên tre hoặc vải địa. Đây được xem là giải pháp chống sạt lở đất hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất hiện nay. Việc xây dựng các công trình quy mô vừa và lớn thì không thể thiếu bản vẽ thiết kế móng cừ tràm.
Mục lục nội dung
Sơ lược về móng cừ tràm
Móng cừ tràm là một giải pháp chống sạt lở được sử dụng rất nhiều ở các tỉnh khu vực phía Nam. Ở những nơi có hệ thống kênh rạch chằng chịt, với mực nước ngầm cao và ổn định. Để thực thi và sử dụng loại móng cọc này có hiệu quả đòi hỏi các kỹ sư cần sự tính toán kỹ lưỡng và chính xác. Đặc biệt với những công trình có quy mô lớn phải có bản vẽ thiết kế móng cừ tràm. Thì mới có thể đảm bảo về kỹ thuật và chất lượng của công trình trong quá trình thi công, giảm thiểu tối đa những rủi ro, sai số.
Bản vẽ thiết kế móng cừ tràm kết hợp cừ dừa, phên tre và vải địa.
Đây là bản vẽ thiết kế cho một công trình gia cố chống lạt sở đất cạnh một con rạch tại Tân Uyên Bình Dương. Sau quá trình khảo sát thực địa. Dựa trên mực nước của con rạch có sự thay đổi theo mùa. Dòng nước chảy siết vào mùa mưa và lưu thông quanh năm. Một số chỗ bị sạt lở khá nghiêm trọng. Vì vậy phương án đưa ra là sử dụng cừ tràm kết hợp với phên tre và vải địa là một giải pháp đúng đắn. Dựa trên độ sâu từ mép bờ bao xuống mép dưới của rạch là khoảng 2m. Ta sẽ phải chọn loại cừ có đường kính gốc từ 8-10cm, dài 4m trở lên. Nếu dùng kết hợp với cừ dừa thì chỉ cần đóng 1 hàng cọc tràm chạy dài theo mép bờ rạch. Còn nếu không sử dụng cừ dừa thì có thể đóng cọc thành 3 hàng chạy dài. Bên trong kết hợp phên tre và vải địa để giữ đất được tốt hơn.
Bản vẽ thiết kế móng cừ tràm kết hợp cừ bạch đàn, đá hộc và vải địa
Bản vẽ thiết kế móng cọc cừ tràm dự án kiên cố hóa rạch tại Quận 8, Tp.HCM
Đây là một công trình khai thông kiên cố hóa rạch tại Quận 8, Tp.HCM. Công trình có quy mô rất lớn vì vậy việc tính toán thiết kế bản vẽ móng cừ tràm có sự tỉ mỉ cao. Với địa chất đất tại công trình có độ sụt lún cao, đất yếu. Loại cừ được chọn sử dụng là loại cọc có D gốc 8-10cm, D ngọn từ 4cm, dài 4.5m. Tại các vị trí có cống hộp cần độ chịu tải lớn thì sẽ sử dụng cọc tràm kết hợp với cừ bạch đàn có D gốc từ 14-16cm, dài 7.5m. Với những công trình lớn thì việc khảo sát thực địa là rất quan trọng. Trong bản vẽ thiết kế công trình sử dụng rất nhiều các vật liệu khác như: đá hộc, vải địa, đất san lấp tiêu chuẩn, cát, bê tông cốt thép…
Tầm quan trọng việc tính toán thiết kế móng cừ tràm
Việc tính toán chi tiết và chính xác khi thiết kế bản vẽ móng cừ tràm sẽ giúp quá trình thi công đạt hiệu quả cao. Nhanh chóng hoàn thiện và giảm thiểu rủi ro không cần thiết. Chúc thành công!
Nếu bạn có nhu cầu về mua cừ tràm, cừ bạch đàn, phên tre hoặc có nhu cầu thi công đóng cọc tràm, cừ bạch đàn. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Cừ Tràm Đại Nam chuyên cung cấp, cung ứng và thi công cừ tràm tại TP.HCM và các tỉnh lân cận. Liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline: 0888.666.511 để được tư vấn báo giá tốt!