Biện pháp thi công đóng cừ tràm gia cố móng hiệu quả nhất

bien phap thi cong dong cu tram

Biện pháp thi công đóng cừ tràm gia cố móng là gì? Biện pháp thi công đóng cừ tràm là cách sử dụng cọc tràm để xử lý nền đất yếu bên dưới phần móng của công trình. Thực hiện bằng cách đóng cọc sâu xuống lòng đất để làm giảm độ rỗng của đất và tăng sức chịu tải cho nền. Thường sử dụng các loại cọc tràm tươi, thân thẳng, còn nguyên vỏ. Đường kính gốc từ 6-12cm, đường kính ngọn từ 3-5cm, chiều dài cọc cừ từ 2-5m. Nếu so với các loại cọc khác thì phương pháp gia cố nền móng bằng cọc tràm có còn hiệu quả?

Các biện pháp thi công đóng cọc cừ hiện nay

Hiện nay có hai biện pháp thi công đóng cọc cừ phổ biến: đó là cách đóng cọc bằng máy và cách đóng cọc bằng tay. Ở mỗi cách đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Sử dụng cách đóng cọc nào thì cũng thường thực hiện theo đúng một quy trình chuẩn.

Quy trình đóng cọc hiện nay có mấy bước?

Cần thiết phải đóng rộng ra ngoài diện tích móng mỗi bên 10-20cm để tăng sức chống cắt cho cung trượt.  Nhiều người có thói quen đóng từ xa tới gần, đóng xung quanh trước. Thực ra không có tác dụng gì mà chỉ mất thời gian cho việc thi công, vì cừ không lèn chặt được đất bùn. Về độ sâu của móng cọc tràm, khá nhiều người có thói quen đặt móng khá sâu, gây bất lợi cho thi công, nhất là vào mùa mưa. Dựa vào một số tài liệu cho thấy rằng ở những vị trí cao hơn mạch nước ngầm, đất vẫn ẩm ướt, độ bão hòa cao, luôn đảm bảo về độ ẩm để giữ cho cọc tràm không bị khô mục.

Quá trình thực hiện đóng cọc cừ tràm gia cố móng nhà cho khách hàng

Biện pháp đóng cọc cừ bằng máy

Đóng cừ tràm bằng máy là biện pháp sử dụng các thiết bị máy móc hỗ trợ để thực hiện. Thường dùng xe cuốc (hay còn gọi là máy xúc) để đóng hoặc sử dụng máy rung. Đối với xe cuốc thì sử dụng gầu múc để đóng. Nguyên lý hoạt động dựa trên lực nhấn (ép) của cần trục tác động trực tiếp lên đầu cọc cừ theo phương thẳng đứng hướng từ trên xuống dưới.  Đối với máy rung thì với nguyên tắc làm việc là dùng năng lượng do rung động gây ra kết hợp với lực va đập của búa giúp việc đóng cọc dễ dàng.

bien phap thi cong dong cu tram
Hình ảnh thi công đóng cọc tràm bằng xe cuốc

Ưu điểm

– Giá thành rẻ chỉ bằng một nửa so với cách đóng bằng tay.

– Tốn ít nhân công: chỉ cần từ 2 tới 3 người là có thể thực hiện.

– Rút ngắn thời gian thực hiện.

Nhược điểm

– Không sử dụng được với những công trình ở những vị trí quá nhỏ hẹp.

Biện pháp đóng cọc cừ bằng tay

Đóng cừ tràm bằng tay là biện pháp thủ công sử dụng sức người. Thường dùng vồ gỗ để đóng trực tiếp lên đầu cọc cừ. Với cách này thì phải bọc đầu cọc cừ trước khi đóng để tránh trường hợp dập nát đầu cọc cừ.

Ưu điểm

– Thích hợp với những công trình xây chen có vị trí nhỏ hẹp mà máy móc không di chuyển vào được.

Nhược điểm

– Chi phí cao hơn cách đóng cừ bằng máy rất nhiều.

– Cần nhiều nhân lực: cần từ 3 – 4 người trở lên để thay nhau đóng.

– Tốn nhiều thời gian thực hiện.

Lựa chọn biện pháp đóng cọc hiệu quả

Qua những ưu điểm và nhược điểm của hai cách đóng cọc bạn cũng biết được cách nào là tốt hơn rồi đúng không? Thông thường người ta hay sử dụng cách đóng cọc bằng máy thay vì đóng cừ theo cách thủ công. Ở trong một số trường hợp đặc biệt hoặc bất khả kháng thì mới sử dụng phương pháp đóng cọc bằng tay.

Những lưu ý khi sử dụng cọc tràm gia cố móng

Tiêu chuẩn cừ tràm

Tiêu chuẩn cừ ảnh hưởng trực tiếp tới độ bền của nền móng. Vì vậy trước khi thực hiện biện pháp thi công đóng cọc cần phải chọn đúng loại. Cọc tràm phải đảm bảo về chất lượng và kích thước.

Về chất lượng

– Chọn những cọc tràm còn tươi, còn nguyên lớp vỏ, thân thẳng, không quá cong vênh. Cừ mới được khai thác là tốt nhất.

Tieu chuan cu tram
Tiêu chuẩn cừ tràm

Về kích thước

Các loại kích thước cọc tràm được sử dụng trong quá trình thi công đóng cọc rất đa dạng. Vậy cừ dài bao nhiêu là đạt? Trên thị trường hiện nay có khá nhiều loại cừ khác nhau. Chiều dài của cây từ 3 – 5 mét, có đường kính gốc từ 6 – 12cm, đường kính ngọn từ 3 -5 cm, được chia ra hơn 10 loại khác nhau. Nhưng loại thường được sử dụng nhiều nhất là loại cừ có đường kính gốc là 8-10cm, chiều dài 4m.

Mật độ đóng cọc tiêu chuẩn

Mật độ cọc tràm trên một mét vuông được tính toán dựa theo độ sệt và cường độ chịu tải thiên nhiên của đất. Vì vậy trước khi thực hiện thi công đóng cọc thì phải khảo sát về địa chất đất tại nơi thi công. Sau khi có được các thông số về độ sệt của đất và cường độ chịu tải thiên nhiên. Dựa vào công thức tính số lượng cọc tràm ta có thể tính toán số lượng cọc tràm trên 1 m2 tiêu chuẩn tại nơi đó.

Một số đơn vị đơn vị thi công dựa vào kinh nghiệm vẫn thường đóng cọc theo mật độ tiêu chuẩn 25 cọc/m2. Thực tế theo tính toán cho thấy rằng: ở một số trường hợp mật độ đóng cừ có thể giao động từ 16-36 cọc/m2. Mật độ cọc tràm phụ thuộc vào độ sệt và cường độ chịu tải thiên nhiên của đất nền tại nơi thi công.

Trường hợp không nên sử dụng cừ tràm

– Không sử dụng cọc tràm ở những nơi có địa chất đất quá yếu, bề dày lớp đất yếu dày hơn chiều dài của cọc tràm. Ở những vị trí nền móng bị tác động bởi độ rung lớn thì cũng không nên sử dụng cừ. Những vị trí có địa chất đất nền bên dưới là đất cát hoặc có lẫn sỏi đá cũng không thể sử dụng. Trong trường hợp này nên sử dụng một số loại cọc khác cho phù hợp.

Xử lý đầu cọc sau khi thi công

Đầu cọc cừ không nhất thiết phải nằm dưới mực nước ngầm thấp nhất theo như lề thói của một số người. Theo tôi thì không nhất thiết phải như  vậy. Ở những vị trí cao hơn mạch nước ngầm, đất vẫn có độ ẩm, độ bão hòa cao, do đó vẫn đảo bảo được cọc cừ không bị khô mục. Vì vậy tùy vào địa chất đất để xử lý sao cho đảm bảo được môi trường thích hợp cho cọc. Cọc tràm có độ bên lên đến hơn 60 năm nếu ở trong điều kiện thích hợp. Lớp nguyên liệu được gia cố trên đầu cọc cừ ảnh hường trực tiếp đến chất lượng của nền móng.

xu ly dau coc tram
Xử lý đầu cọc tràm

Có thói quen một số người thường hay phủ một lớp cát trực tiếp lên đầu cừ, một số khác thì lại cho rằng không nên làm như vậy. Đây cũng là những ý kiến trái chiều thường được thực hiện theo kinh nghiệm riêng của mỗi người. Còn tôi thì không dải trực tiếp cát lên đầu cọc cừ. Thay vào đó trải lên đầu cọc cừ một lớp bê tông lót kèm theo lớp đá 3×4 hoặ 4×6. Sau đó trám xi măng láng phẳng bề mặt nhằm gia cố các đầu cọc thành một khối vững chắc. Theo kết quả thực tiễn thì các công trình sau khi sử dụng thì không thấy bị nghiêng hay bị nứt, độ lún cũng rất ít.

Lời kết

Hiện nay khi các vật liệu xây dựng trên thị trường rất phổ biến và đa dạng. Phổ biến nhất phải kể đến là bê tông cốt thép. Không vì thế mà vật liệu cừ tràm không còn được sử dụng. Dựa vào những đặc tính tốt và ứng dụng của cây tràm. Cho đến nay loại vật liệu này vẫn còn được sử dụng khá phổ biến trong xây dựng.

Cho đến nay sử dụng phương pháp gia cố nền móng bằng cọc tràm vẫn rất hiệu quả và kinh tế. Hy vọng bài viết này sẽ đem lại những thông tin hữu ích cho bạn có thể tham khảo. Nếu có thắc mắc gì thêm về các vấn đề liên quan đến cừ tràm bạn vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chắc chắn Cừ Tràm Đại Nam có sẽ giải đáp mọi thắc mắc cho bạn một cách tốt nhất.