Trong xây dựng nhà phố, nhà cấp 4 thì phần móng luôn được ưu tiên chú trọng hơn cả. Vì nền móng chính là nền tảng của ngôi nhà. Phải có một nền móng thật vững chắc thì mới có thể xây nhiều tầng mà vẫn an toàn không bị lún. Trước khi đầu có ý định xây nhà thì bước đầu tiên sẽ phải khảo sát địa chất đất nền tại nơi xây dựng để đưa ra phương án làm móng cho phù hợp. Vậy các phương án làm móng hiện nay thường được sử dụng là loại móng nào? Tính toán chi phí cho phần móng như thế nào? Mời các bạn xem hết bài viết để hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Mục lục nội dung
Các loại móng nhà cơ bản hiện nay
Trước khi tìm hiểu về cách tính toán chi phí cho phần móng thì chúng ta nên tìm hiểu về các loại móng nhà cơ bản hiện nay. Có tất cả 4 loại móng cơ bản là: móng đơn, móng băng, móng bè, móng cọc. Tất cả đều được gọi chung là móng hay nền móng.
Móng là gì?
Móng hay còn gọi là nền móng là hạng mục xây dựng nằm phía dưới cùng của một công trình. Phần móng có chức năng chính là chịu tải nâng đỡ cho toàn bộ công trình bên trên.
Một công trình có bền vững chắc chắn hay không được quyết định rất nhiều bởi chất lượng của phần móng. Chi phí cho phần móng thường khá lớn, có thể chiếm từ 30% tới 70% so với chi phí xây thô 1 lầu. Vì vậy bạn cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về các loại móng nhà. Để chọn được phương án làm móng vừa tối ưu mà lại tiết kiệm được chi phí nhất.
Móng đơn là gì?
Móng đơn là loại móng nằm riêng lẻ, mặt bằng có thể là hình tròn, hình vuông…tùy thuộc vào mục đích sử dụng. Móng đơn có thể là móng mềm, móng cứng hoặc móng kết hợp. Thường được dùng để cải tạo, gia cố hoặc xây dựng những công trình có tải trọng không lớn. Phù hợp với những căn nhà cấp 4 với diện tích dưới 100 m2. Móng đơn là loại móng rẻ tiền nhất, tác dụng chịu lực tùy thuộc vào thành phần cấu tạo. Móng đơn thường đỡ một cột hoặc một cụm cột đứng sát nhau. Thường đỡ bên dưới phần chân cột nhà, trụ cầu…
Móng băng là gì?
Móng băng thường là một dải dài liên kết với nhau. Chạy theo chân tường hoặc có sự giao cắt theo hình chữ thập. Loại móng này được dùng phổ biến nhất trong các công trình dân dụng bởi giá thành vừa phải cùng độ lún đều. Để thi công loại móng này, người ta thường đào móng theo những chân tường dựa vào bản vẽ của ngôi nhà.
Móng bè là gì?
Móng bè là loại móng được trải rộng trên khắp bề mặt nền đất, các cột móng có thể theo dải dài, caro, hay đơn lẻ. Ưu điểm của loại móng này là phân bố đồng đều tải trọng của công trình trên nền đất, giúp giải tỏa sức chịu tải và tránh hiện tượng lún không đều. Đối với những nơi có bề mặt nền đất yếu thì việc họn sử dụng loại móng này sẽ khác phục được tình trạng lún không đều.
Móng cọc là gì?
Móng cọc gồm cọc và đài cọc. Thường sử dụng cọc tràm, cọc tre, cọc bê tông cốt thép. Móng cọc có ưu điểm là thi công nhanh gọn, khả năng chịu tải cực tốt cùng giá thành hợp lý.
Chi phí làm móng trên nền đất tốt
Nếu xây dựng trên một nền đất tốt và chỉ xây nhà cấp 4 hoặc có gác lửng ta có thể sử dụng phương án làm móng đơn. Với nhà 1 lầu 1 trệt trở lên thì móng băng sẽ là lựa chọn phù hợp vì độ chắc chắn của móng băng. Khi xây nhà, nếu chọn phương án móng đơn thường chủ nhà sẽ không mất thêm chi phí nào. Khi chọn phương án làm móng băng thì chi phí phần móng sẽ được tính bằng 30% diện tích sản của phần thô.
Chi phí làm móng trên nền đất yếu
Đối với khu vực đất yếu có độ sụt lún và kết cấu không ổn định. Ta phải chọn phương án làm móng cọc. Cách chọn loại cọc nào cho phù hợp được xác định dựa vào độ dày của lớp đất yếu phía trên. Các loại cọc thường hay sử dụng là cọc cừ tràm, cọc bê tông cốt thép. Vậy chi phí thi công đóng cừ tràm sẽ được tính như thế nào?
Số lượng cọc cừ được tính dựa vào diện tích của ngôi nhà và địa chất của nền đất tại vị trí thi công. Trên thị trường có rất nhiều loại quy cách cừ tràm khác nhau. Mỗi loại quy cách có một mức giá khác nhau. Giá cừ tràm hiện nay trên thị trường dao động từ 16,000 – 48,000vnđ/cây. Nhưng loại cừ tràm thường được sử dụng nhất là cừ tràm loại 1: chiều dài 4m, đường kính gốc 8-10cm, đường kính ngọn 4cm. Giá cừ tràm 4m loại 1 tại Tphcm từ 27,000-29,000vnđ/cây. Hiện có hai cách đóng cọc cừ tràm: cách đóng cừ tràm bằng máy và cách đóng cừ tràm bằng tay. Tham khảo ngay: bảng báo giá cừ tràm 2019.
+ Trường hợp vị trí thi công rộng rãi thì chọn cách đóng cọc cừ tràm bằng máy. Giá thi công và nhân công từ 8.000 – 10.000vnđ/cọc.
+ Trường hợp vị trí thi công chặt hẹp thì chọn cách đóng cọc cừ tràm bằng tay. Giá thi công và nhân công từ 20.000 – 22.000vnđ/cọc.
Vậy nếu sử dụng cách đóng cừ tràm bằng máy. Ta có thể tính được chi phí mua và chi phí thi công đóng cừ vào khoảng gần 40,000vnđ/cây.
Sử dụng cọc bê tông cốt thép
Chi phí phần cọc bê tông cốt thép được xác định vào độ sâu cọc trong đất. Ví dụ nếu phải đóng cọc sâu 10m, căn nhà có bao nhiêu tim móng và mỗi tim móng có bao nhiêu cọc thì chúng ta chỉ việc nhân lên. Ví dụ 12 tim móng, mỗi tim móng có một cọc thì sẽ là: 10 x 12 x 220,000 (đơn giá cọc)/m = 26.400.000vnđ. Tham khảo giá cọc bê tông tại bảng giá cọc bê tông cốt thép hiện nay.
Kèm theo đó là chi phí nhân công ép cọc. Tùy vào tình trạng đất và nhu cầu của chủ nhà chúng ta có 2 loại ép cọc là: ép neo và ép tải.
+ Trường hợp cần ép sâu thì sẽ sử dụng cách ép tải, giá nhân công là 20.000.000vnđ.
+ Trường hợp ép cạn thì chỉ cần sử dụng cách ép neo, giá nhân công chỉ bằng một nửa cách ép tải: 10.000.000vnđ
Chi phí ép cọc chính là tổng của chi phí cọc sử dụng và chi phí nhân công.
Lời kết.
Để có được một nền móng bền vững thì việc chọn đúng phương án làm móng cho phù hợp. Việc chọn đúng được phương án làm móng vừa tiết kiệm được chi phí mà vẫn đảm bảo được sự vững chắc cho công trình. Hy vọng bài viết này đem lại những thông tin hữu ích cho bạn. Nếu bạn đang có nhu cầu về mua cừ tràm, thi công đóng cừ tràm hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 0888.666.511. Đến với Cừ Tràm Đại Nam bạn sẽ nhận được một mức giá vô cùng ưu đãi.