Cọc tre là một trong những loại cọc được sử dụng trong việc xử lý nền móng nhằm giảm độ lún và tăng sức chịu tải cho nền đất. Phương pháp sử dụng cọc tre để gia cố nền móng thường sử dụng ở miền Bắc cũng giống như cọc tràm ở trong miền Nam. Cả hai loại cọc này có khá nhiều nét tương đồng giống nhau mà tôi đã có hẳn một bài về so sánh sự giống và khác nhau giữa hai loại cọc này. Bạn có thể tham khảo bài viết đó tại đây.
Mục lục nội dung
Chức năng của cọc tre
Cọc tre là cách thức công nghệ truyền thống nhằm xử lý nền móng cho những công trình tải vừa và nhỏ ở nền đất yếu. Đây là một phương pháp trong dân gian thường được sử dụng dưới móng công trình có tải trọng nhỏ. Cọc có chiều dài từ 2-6m được đóng sâu xuống nền đất nhằm mục đích giảm độ lún và tăng sức chịu tải.
Một đặc tính khá giống với cọc tràm đó là cọc tre cũng rất bền trong môi trường ngập nước hoặc có độ ẩm cao. Mật độ đóng cọc tre thường sử dụng là 25 cọc/m2 khá giống với mật độ tiêu chuẩn đóng cọc tràm.
Cọc tre đóng xuống đất để làm giảm hệ số rỗng, nén chặt đất để dẫn đến khả năng tải cao hơn của đất. Để cọc không bị mục nát, chúng chỉ nên được đặt ở những vị trí có địa chất đất có mực nước ngầm ổn định quanh năm. Nếu sử dụng cọc tre ở những vị trí đất khô thì cọc tre sẽ nhanh bị khô mục sẽ gây ra sụt lún cho công trình.
Cách tính toán khả năng chịu lực của cọc tre: trong thiết kế, nếu sau lúc xử lý nền móng đạt tới 1 số mật độ thông qua hệ số rỗng, từ đấy khả năng chịu tải của đất được tính toán. Đối với thiết kế móng có thể giả định khả năng chịu lực của mặt đất sau lúc gia cố. Cần phải ước lượng khả năng chịu lực và sụt lún nền móng những các cọc bằng các phương pháp tính toán thường nhật.
Sử dụng của cọc tre ở đâu ?
Cọc tre được sử dụng ở các vị trí có địa chất đất có mực nước ngầm cao và ổn định. Cọc tre trong môi trường ngập nước sẽ có tuổi thọ cao. Một trong những bí quyết mà người xưa đã sử dụng để tăng cường độ bền và độ dẻo dai cho cọc tre đó là thường ngâm tre dưới bùn dưới đáy ao trong một thời gian nhất định. Việc làm như vậy sẽ làm cho tre tăng độ bền và dẻo dai, chống được mối mọt trong một thời gian khá dài, có thể lên đón 50-60 năm hoặc lâu hơn. Cọc tre được sử dụng để gia cố nền đất co các công trình có tải trọng vừa và nhỏ, thích hợp với những hạng mục công trình phụ hoặc nhà cấp 4.
Cách thức chọn lọc cọc tre
Số lượng cọc tre trên 1m2: dựa vào tính chất của đất nền ta có cách tính toán như sau:
Đất nghèo có mật độ il> 0,80, khả năng chịu chuyên chở r0 <0,5 kg / cm2 sở hữu 36 cọc cho 1m2.
Đất yếu có mật độ il = 0,7 ÷ 0,8, cường độ tải đột nhiên r0 = 0,5 ÷ 0,7 kg / cm2 sở hữu 25 cọc cho 1m2.
Đất yếu với mật độ il = 0,55 ÷ 0,60, cường độ tải tự nhiên r0 = 0,7 ÷ 0,9 kg / cm2 có 16 cọc cho 1m2.
Theo 22TCN 262-2000, cọc tre là 25 cọc / 1m2, cọc 16 cọc / 1m2.
Chiều dài của mỗi cọc là 1,5 – 2,5 m. Chiều dài cọc dài hơn chiều dài thiết kế 20-30cm.
Phía trên cùng của cọc được cắt vuông góc với trục cọc và cách 0,5cm so với mắt tre. Đầu dưới được giảm dần trong phạm vi 2-3cm trong khoảng mắt tới đầu cọc.
Chọn loại cọc tre được khai thác từ những cây tre bánh tẻ hoặc tre già thì tốt nhất. Tre còn tươi không quá cong, đường kính phải từ 6cm trở lên. Nên chọn sử dụng những cây tre đực để có phần cật dày hơn cây tre cái. Khoảng cách giữa các mắt tre không quá 40cm.
Phương pháp đóng cọc tre
Có hai phương pháp hạ cọc: đóng cọc bằng máy và đóng cọc bằng tay. Đóng theo quy trình từ trong ra ngoài, từ gần tới xa theo quy trình tuần tự.
Đóng cọc tre bằng máy
Phương pháp này được sử dụng phổ biến hơn cả. Sử dụng gầy xe cuốc hoặc máy rung để đóng. Nếu sử dụng máy rung thì phải có chụp sắt ở đầu cọc tre để tránh bị dập nát. Cách sử dụng máy có giá thành rẻ hơn cách đóng bằng tay, vừa tiết kiệm được thời gian và nhân công.
Đóng cọc tre bằng tay
Thưởng sử dụng vồ gỗ rắn với trọng lượng khoảng 10kg, sử dụng sức người để đóng. Cách này cũng nên có chụp sắt ở đầu cọc để tránh bị dập nát. Nếu không có chụp bảo về thì sau khi đóng phải cắt bỏ phần đầu bị dập nát. Ví dụ đóng chưa độ độ sau mà đầu cọc đã bị nát nhiều thì phải nhổ bỏ. Đây là cách chỉ được sử dụng trong những trường hợp bất khả kháng khi không thể sử dụng máy móc để thực hiện. Chỉ sử dụng ở các công trình có vị trí chặt hẹp không có đường vận chuyển thiết bị máy móc đi vào.
Kết luận
Qua bài này ta thấy rằng cách tính toán xử lý nền đất bằng cọc tre khá giống với cọc tràm. Cả hai loại vật liệu này đều là nguyên liệu từ tự nhiên. Là những loại cây có đặc tính là chịu nước, có độ bền rất cao khi ở trong môi trường thích hợp. Đáp ứng được hầu như các niên hạn sử dụng của các công trình hiện nay.