So sánh cây cừ tràm và cừ bạch đàn trong xây dựng

so sánh cừ tràm và cừ bạch đàn

Cây tràm và bạch đàn là hai loại vật liệu xây dựng được sử dụng rất nhiều trong các công trình xây dựng. Chúng thường được sử dụng để gia cố nền móng xử lý nền đất yếu dưới phần móng của một công trình. Cả hai loại này đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng phù hợp với từng mục đích sử dụng khác nhau. Để sử dụng hai loại vật liệu này một cách hiệu quả thì bạn nên tìm hiểu về đặc tính và những ứng dụng của chúng. Dưới đây là bài viết so sánh về sự giống và khác nhau của hai loại cây này.

Cây cừ tràm

Cây cừ tràm là loại cây thân gỗ thớ dọc cứng dẻo có sức chịu tải cao. Cây phát triển nhanh, cho khai thác sau 5-6 năm trồng. Thường được sử dụng để xử lý, gia cố nền móng công trình xây dựng. Ngoài ra cừ tràm dùng để gia cố đất tại các bờ bao kênh rạch để chống sạt lở đất. Những ứng dụng trong đời sống của cừ tràm là rất phong phú. Trong bài này tôi chỉ đề cập đến những ứng dụng của cừ tràm trong mảng xây dựng.

Ưu điểm

– Giá thành rẻ: là loại vật liệu xây dựng kinh tế nhất so với các loại vật liệu khác (tham khảo bảng giá cừ tràm tại đây).

– Nguồn nguyên liệu dồi dào: được trồng phổ biến ở các tỉnh khu vực miền Nam nước ta như: Đồng tháp, Cà Mau,…

– Thời gian trồng và khai thác ngắn: cừ tràm có thể cho khai thác chỉ sau 5-6 năm trồng. Với loại cừ tràm giống mới sau này thì thời gian rút ngắn chỉ còn 3,5 năm.

– Độ bền tốt: độ bền của cừ tràm có thể lên tới hơn 60 năm khi được ở trong môi trường thích hợp.

– Lực chịu nén đơn lớn: thí nghiệm với cừ tràm loại 1 thì thấy rằng lực chịu nén đơn >40kg/cm2.

– Sức chịu tải khá cao: theo ước tính thì cường độ nền đất sau khi gia cố cừ tràm có thể đạt 8 tấn/m2. Thích hợp để gia cố móng cho các công trình nhà ở dưới 5 tầng.

Nhược điểm

– Làm cột chống giàn dáo không tốt bằng cừ bạch đàn.

– Là loại nguyên liệu địa phương: cừ tràm được phân bổ chủ yếu ở các tỉnh Nam Bộ nước ta.

cu tram va cu bach dan
Hình ảnh cây cừ tràm và cừ bạch đàn

Cừ bạch đàn

Cừ bạch đàn là loại cây họ thân gỗ, được trồng phổ biến trên khắp cả nước. Loại cây này dễ trồng, không kén đất, cây trông nhanh lớn, cho thu hoạch sau 5-6 năm trồng. Cừ bạch đàn thường được sử dụng để gia cố nền đất yếu và làm cột chống dàn giáo trong các công trình. Phần lớn cừ bạch đàn được sử dụng làm cột chống, rất ít trường hợp sử dụng cừ bạch đàn để xử lý gia cố móng công trình. Vì đặc tính của cừ bạch đàn không giống như cừ tràm. Ngoài ra loại này cũng có rất nhiều những ứng dụng khác trong đời sống nhưng mình chỉ liệt kê những ứng dụng trong mảng xây dựng.

Ưu điểm

– Giá thành rẻ so với các loại vật liệu khác. Xem ngay: bảng giá cừ bạch đàn tại TPHCM mới nhất hiện nay.

– Nguồn nguyên liệu dồi dào: phân bổ trên khác các tỉnh thành cả nước.

– Thời gian trồng và khai thác ngắn: cừ bạch đàn có thể cho khai thác chỉ sau 5-6 năm trồng.

– Lực chịu nén đơn khá lớn: lớn hơn so cừ tràm.

– Làm cột chống dàn giáo rất tốt, có thể sử dụng lại được nhiều lần.

Nhược điểm

– Không sử dụng để gia xử lý nền đất yếu.

– Đồ bền của cọc trong đất không tốt bằng cừ tràm. Vì đặc tính của cừ bạch đàn không phải loại cây chịu nước.

Nên chọn cừ tràm hay cừ bạch đàn để xử lý gia cố móng

Cừ tràm và cừ bạch đàn đều là những vật liệu xây dựng được sử dụng khá phổ biến. Với đặc tính của mỗi loại như trên thì ta thấy rằng. Không nên sử dụng cừ bạch đàn để xử lý gia cố nền móng vì độ bền không cao bằng cừ tràm. Cừ bạch đàn chỉ thích hợp sử dụng làm cột chống. Cừ tràm cũng có thể sử dụng để làm cột chống được nhưng chỉ sử dụng được 1 lần duy nhất và không tận dụng lại được cho những lần sau. Còn cừ bạch đàn có thể tận dụng sử dụng được đến 2-3 lần nên tiết kiệm chi phí hơn so với cừ tràm. Mỗi loại đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Phù hợp với từng mục đích sử dụng khác nhau. Nên sử dụng chúng đúng cách để có được hiệu quả tốt nhất.