Nhà cấp 1 2 3 4 là gì? Niên hạn sử dụng mỗi loại là bao nhiêu năm

nha cap 4

Công trình nhà ở hiện nay được chia thành 5 cấp: nhà cấp 1, cấp 2, cấp 3, cấp 4 và cấp đặc biệt. Việc xác định cấp cho các công trình nhà ở được căn cứ về cấp (bậc) chịu lửa, độ bền vững của công trình. Dựa theo quy định tại QCVN06:2010/BXD. Hãy xem bài viết này để biết rõ hơn về cách phân cấp các loại nhà ở hiện nay như thế nào nhé!

Có mấy loại nhà ở hiện nay?

Nhà ở hiện nay được phân thành hai loại là nhà chung cư và nhà riêng lẻ. Trong bài viết này Đại Nam chỉ đề cập đến loại nhà riêng lẻ. Hiện nay được phân làm 4 cấp cơ bản và 1 cấp đặc biệt: nhà cấp 1, nhà cấp 2, nhà cấp 3, nhà cấp 4, nhà cấp đặc biệt.

Nhà cấp 1 là gì?

– Là nhà ở có tổng diện tích sử dụng (diện tích sàn) từ 10.000 m2 trở lên. Chiều cao lớn hơn 20 tầng và nhỏ hơn hoặc bằng 29 tầng.

nha cap 1
Nhà cấp 1 là gì?

Nhà cấp 2 là gì?

– Là nhà ở có tổng diện tích sử dụng (diện tích sàn) từ 5.000 m2 trở lên. Chiều cao lớn hơn 9 tầng và nhỏ hơn hoặc bằng 29 tầng.

nha cap 2
Nhà cấp 2 là gì?

Nhà cấp 3 là gì?

– Là nhà ở có tổng diện tích sử dụng (diện tích sàn) từ 1.000 m2 trở lên. Chiều cao lớn hơn 4 tầng và nhỏ hơn hoặc bằng 8 tầng.

nha cap 3
Nhà cấp 3 là gì?

Nhà cấp 4 là gì?

– Là nhà ở có tổng diện tích sử dụng (diện tích sàn) nhỏ hơn 1000 m2. Chiều cao nhỏ hơn hoặc bằng 3 tầng.

nha cap 4
nhà cấp 4 là gì

Nhà cấp đặc biệt là gì?

– Là nhà ở có tổng diện tích sử dụng (diện tích sàn) từ 15.000 m2 trở lên. Có chiều cao lớn  hơn hoặc bằng 30 tầng.

Tiêu chí phân loại cấp bậc của nhà ở

Cấp bậc của nhà riêng lẻ được xác định dựa theo các yêu cầu sau:

– Mức độ an toàn cho người và tài sản.

– Độ bền, tuổi thọ nhà ở trong suốt niên hạn sử dụng. Chịu được mọi tác động bất lợi của điều kiện khí hậu, tác động y học, hóa học và sinh học.

– Độ an toàn khi có cháy trong giới hạn chịu lửa cho phép.

Niên hạn sử dụng của nhà cấp 1 2 3 4

Niên hạn sử dụng của nhà cấp 1 2 3 4 được chia như sau:

– Nhà cấp 1: Niên hạn sử dụng trên 100  năm.

– Nhà cấp 2: Niên hạn sử dụng từ 50 năm đến 100 năm.

– Nhà cấp 3: Niên hạn sử dụng từ 20 năm đến dưới 50 năm.

– Nhà cấp 4: Niên hạn sử dụng dưới 20 năm.

>> Xem thêm bài viết: Cách tính chi phí xây nhà cấp 4 diện tích 4×16, 1 trệt 1 lầu giá rẻ.

Các yêu cầu về việc phân cấp nhà ở

Độ an toàn, bền vững của nhà ở phải được xác định trên cơ sở các yêu cầu an toàn về khả năng chịu lực của công trình (nền móng, kết cấu);  an toàn khi sử dụng, khai thác vận hành công trình; an toàn phòng cháy và chữa cháy (bậc chịu lửa của các bộ phận chủ yếu của công trình như cột, tường, sàn, mái).

Kết cấu công trình và nền phải được tính toán với các tải trọng và tổ hợp tải trọng bất lợi nhất tác động lên chúng, kể cả tải trọng gây phá hoại theo thời gian. Trong đó các tải trọng liên quan đến điều kiện tự nhiên phải phù hợp với QCVN 02:2009/BXD.

Độ ổn định của công trình phải được tính toán phù hợp với mọi yếu tố tác động lên chúng như tải trọng gió, ngập lụt do mưa bão, mực nước biển dâng, sạt lở đất, động đất, ăn mòn, dông sét và các tác nhân bất lợi khác.

Vật liệu sử dụng phải đảm bảo độ bền lâu, đáp ứng yêu cầu sử dụng, không bị biến dạng, phù hợp với điều kiện khí hậu của địa phương và phải đảm bảo các yêu cầu về an toàn sức khỏe như quy định trong QCXDVN 05:2008/BXD.

Bảng Bậc chịu lửa của nhà ở và công trình

Bậc chịu lửa của nhà và công trình gồm 5 bậc, được xác định bằng giới hạn chịu lửa của các cấu kiện xây dựng như quy định như bảng dưới đây.

Bậc chịu lửa Giới hạn chịu lửa của cấu kiện xây dựng
Bộ phận

chịu lực

của nhà

Tường

ngoài

không

chịu lực

Sàn giữa các tầng Bộ phận mái không có tầng áp mái Buồng thang bộ
Tấm lợp Giàn,dầm, xà gồ Tường buồng thang trong nhà Bản thang và chiếu thang
Bậc I R 150 E 30 REI 60 RE 30 R 30 REI 150 R 60
Bậc II R 120 E 15 REI 45 RE 15 R 15 REI 120 R 60
Bậc III R 90 E 15 REI 45 RE 15 R 15 REI 90 R 60
Bậc IV R 30 E 15 REI 15 RE 15 R 15 REI 30 R 15
V Không quy định

Bảng Bậc chịu lửa của nhà ở và công trình

Ghi chú:

– Giới hạn chịu lửa của cấu kiện xây dựng được ký hiệu bằng REI, EI, RE hoặc R kèm theo các chỉ số tương ứng về thời gian chịu tác động của lửa tính bằng phút (min), trong đó:

  • R- khả năng chịu lực của cấu kiện;
  • E- tính toàn vẹn của cấu kiện;
  • I – khả năng cách nhiệt của cấu kiện.

–  Một cấu kiện xây dựng có thể  phải duy trì một , hai hoặc đồng thời cả ba khả năng chịu lực, toàn vẹn và cách nhiệt trong khoảng thời gian chịu tác động của lửa.

Bảng Cấp công trình theo độ bền vững và bậc chịu lửa của nhà ở

Cấp công trình Chất lượng xây dựng công trình
Độ bền vững Bậc chịu lửa
Cấp 1, đặc biệt Nhà cấp 1: Niên hạn sử dụng trên 100  năm Bậc I
Cấp 2 Nhà cấp 2: Niên hạn sử dụng từ 50 năm đến 100 năm Bậc II
Cấp 3 Nhà cấp 3: Niên hạn sử dụng từ 20 năm đến dưới 50 năm. Bậc III, bậc IV
Cấp 4 Nhà cấp 4: Niên hạn sử dụng dưới 20 năm. Bậc IV

Bảng Cấp công trình theo độ bền vững và bậc chịu lửa của nhà ở và công trình

Ghi chú: Đối với các công trình ở cấp đặc biệt (cấp cao hơn cấp I), ngoài những yêu cầu đã quy định trong Bảng này còn phải bổ sung những yêu cầu kỹ thuật đặc biệt (tải trọng và tác động, an toàn cháy nổ…) được lập riêng cho thiết kế  và xây dựng công trình.

Tải file: “THÔNG TƯ – QUY ĐỊNH VỀ PHÂN CẤP CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG”.

Lời kết

Hy vọng qua bài viết này sẽ đem lại một số kiến thức cơ bản cho bạn về việc phân cấp các loại nhà ở hiện nay là như thế nào.

Cừ Tràm Đại Nam là đơn vị cung cấp và thi công đóng cừ tràm, gia cố móng nhà cấp 4 bằng cọc cừ tràm uy tín chuyên nghiệp giá rẻ tại TPHCM. Gọi ngay 0888.666.511 để được tư vấn báo giá tốt nhất.