Cường độ đất nền sau khi gia cố cừ tràm (được hiểu là sức chịu tải của cừ tràm) là bao nhiêu? Nền móng được gia cố bằng cừ tràm có thể xây được nhà mấy tầng? Đây cũng là thắc mắc của rất nhiều người khi mới tìm hiểu về cừ tràm.
Có một khách hàng tại khu vực thủ đức thắc mắc về cừ tràm như sau: “Tôi đang muốn xây nhà trên nền đất ruộng. Với diện tích của móng nhà là 60m2, 1 lầu 1 trệt. Anh chị cho tôi hỏi có thể sử dụng cừ tràm để gia cố nền đất bên dưới được không? Tôi nghe nói rằng gia cố nền móng bằng cừ tràm có thể xây được nhà 4-5 tầng. Rất mong nhận được tư vấn từ anh/chị!”
Mục lục nội dung
Sức chịu tải của cừ tràm là bao nhiêu?
Theo khảo sát tính toán móng cừ tràm dựa trên thực tiễn: cường độ của đất nền sau khi gia cố bằng cừ tràm có thể đạt từ 6 – 8 tấn/m2. Đây là ngưỡng an toàn phù hợp với những công trình nhà ở dưới 5 tầng. Ngoài ra còn phụ thuộc khá nhiều vào diện tích mặt của nền. Khi diện tích của nền được gia cố bằng cừ tràm càng lớn thì cường độ của nền đất càng giảm. Nhưng với ngôi nhà có diện tích 60m2, 1 lầu 1 trệt của vị khách bên trên. Thì việc chọn sử dụng cừ tràm để xử lý gia cố nền đất là hoàn toàn phù hợp.
Tại sao nên chọn cừ tràm mà không phải là bê tông cốt thép? Có hai lí do chính: thứ 1 là vì giá thành cừ tràm rẻ hơn rất nhiền so với bê tông cốt thép. Thứ 2 là vì độ bền của cừ tràm dư sức đáp ứng được niên hạn sử dụng của căn nhà.
Tuy rằng chưa có nghiên cứu chính thức nào được công nhận về sức chịu tải của cọc tràm. Nhưng với rất nhiều các công trình nghiên cứu, bản thảo của các giáo sư, tiến sĩ về sức chịu tải của cừ tràm. Một minh chứng rất thực tiễn đó là công trình cư xá Thanh Đa bên Q.Bình Thạnh. Công trình này được người Pháp xây dựng từ những năm 1958 và hoàn thành năm 1972. Toàn bộ phần bên dưới nền móng của công trình này được sử dụng cừ tràm để gia cố. Trải qua thời gian đến nay công trình đã tồn tại trong 60 năm và hiện vẫn còn đang được sử dụng dù đã bị xuống cấp khá nhiều. Ngoài ra còn rất nhiều các công trình tiêu biểu khác đã sử dụng cừ tràm để gia cố nền móng.
Các loại móng công trình
Nền móng là một phần không thể tách rời với mọi công trình. Công trình có bền vững chắc chắn hay không phụ thuộc rất nhiều vào phần móng bên dưới. Vì vậy khi xây dựng ta nên tính toán để chọn lựa đúng loại móng cho công trình vừa đảm bảo an toàn mà vẫn tiết kiệm được chi phí.
Có rất nhiều loại móng công trình như: móng đơn, móng băng, móng bè. Mỗi loại đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng, phù hợp cho từng mục đích sử dụng khác nhau. Trong xây dựng nhà cửa chủ yếu thường hay sử dụng hay loại móng là móng đơn và móng băng.
Móng đơn
Móng đơn là loại móng đỡ một cột hoặc một cụm cột đứng sát nhau có tác dụng chịu lực. Thường sử dụng dưới chân các trụ cột nhà, trụ cầu. Móng đơn riêng lẻ, trên mặt đất thường có hình vuông, chữ nhật,… Móng đơn tiết kiệm nhất trong các loại móng. Mức độ chịu lực vừa phải. Loại này chỉ sử dụng cho những loại nhà nhỏ, nhà cấp 4, không lên tầng hoặc nhà xưởng. Khối lượng cừ tràm sử dụng cho loại móng này là ít nhất. Cách tính số lượng cừ tràm dựa theo m2 của trụ cột theo mật độ đóng tiêu chuẩn 25 cây/ m2. Mỗi bên đóng rộng ra từ 0,1-0,2 mét. Thì mỗi cột trụ sẽ cần khoảng 36 cọc cừ gia cố bên dưới.
Móng băng
Móng băng thường có theo một dải dài, có thể độc lập hoặc giao nhau theo hình chữ thập. Chúng chịu lực cho tường hoặc hàng cột. Trong thi công xây dựng thì móng băng thường được sử dụng nhiều nhất. Vì sức chịu tải tốt, sức chịu tải lớn và được phân bổ đều hơn loại móng đơn. Loại này thích hợp xây những công trình có trọng tải lớn như: công trình nhà ở từ 2 tầng trở lên, các công trình nhà xưởng. Loại móng này thì tốn nhiều cừ tràm hơn vì móng theo từng dải kéo dài. Cách tính số lượng cừ tràm dựa theo m2 của dải móng đỡ bên dưới.
Chọn loại móng phù hợp
Để nền móng có thể đạt được sức chịu tải tốt nhất thì phải chọn biện pháp thi công đóng cừ tràm đúng cách. Đối với loại nhà cấp 4 thì chỉ cần sử dụng loại móng đơn. Loại này tiết kiệm được nhiều chi phí mà vẫn đảm bảo được tải trọng cho ngôi nhà. Còn đối với những ngôi nhà từ 2 tầng trở lên thì nên sử dụng loại móng băng thì mới đảm bảo tải trọng cho ngôi nhà.
Để chắc chắn hơn thì cần phải khảo sát tại nơi công trình sắp được xây dựng xem địa chất đất nền tại nơi đó như thế nào. Vấn đề này rất quan trọng vì ảnh hưởng trực tiếp tới độ bền của công trình sau này. Yêu cầu phần đất nền xây dựng có mực nước ngầm ổn định, độ lún vừa phải. Có thể hiểu đơn giản là phần lớp đất yếu trên mặt có độ dày vừa phải. Đáp ứng được đầu cọc cừ phía dưới chạm tới phần đất tốt (đất cứng). Chỉ có như vậy mới đảm bảo cho công trình không xảy ra tình trạng bị lún sau này hoặc có thể bị lún rất ít (không đáng kể).
Lời kết
Tùy vào mục đích xây dựng và sử dụng mà chúng ta nên chọn đúng loại móng nhà cho phù hợp. Hy vọng qua bài viết này phần nào quý khách đã hiểu được về sức chịu tải của cừ tràm. Và khi sử dụng cừ tràm để gia cố móng có thể xây được nhà mấy tầng. Mọi thắc mắc quý khách hãy liên hệ với Cừ Tràm Đại Nam qua hotline 0888.666.511 để được giải đáp.